A. Công tác thanh tra
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra thường xuyên, hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt.
2. Nghiên cứu và cụ thể hóa các văn bản pháp quy về công tác thanh tra giáo dục nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển của Nhà trường.
3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục.
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, quy chế đào tạo, quy chế thi, kiểm tra cấp văn bằng, chứng chỉ; thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lượng đào tạo ở tất cả loại hình đào tạo, các trình độ đào tạo của Trường.
5. Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, tiếp nhận, xác minh đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác giáo dục đào tạo và kiến nghị với lãnh đạo Nhà trường biện pháp giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
6. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện những hành vi tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, kiến nghị với lãnh đạo Nhà trường biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng.
7. Báo cáo, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về giáo dục.
B. Công tác khảo thí
1. Xây dựng chương trình công tác khảo thí đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu chung của ngành Giáo dục- Đào tạo, phù hợp với đặc thù của Nhà trường nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.
2. Chủ trì xây dựng và tham mưu cho Hiệu trưởng ban hành các văn bản quản lý, quy trình thi- kiểm tra, hướng dẫn về công tác khảo thí, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các văn bản về công tác khảo thí sau khi được ban hành.
3. Giám sát việc xây dựng, quản lý ngân hàng đề thi tự luận, thi vấn đáp và trắc nghiệm cho tất cả các môn học trong Trường.
4. Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, kỳ thi tốt nghiệp và tổ chức, kiểm tra, giám sát các kỳ thi của Trường theo phân cấp; giải quyết các tồn tại, vướng mắc và công tác phúc khảo bài thi.
5. Tổ chức thực hiện đổi mới công tác thi, kiểm tra. Đề xuất, trang bị các phương tiện kỹ thuật cần thiết phục vụ cho quá trình tổ chức thi, chấm thi, đánh giá kết quả thi. Triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học- công nghệ vào các hoạt động khảo thí của Trường.
6. Tham gia các lớp tập huấn chuyên môn của cấp trên và tổ chức tập huấn cho giảng viên Nhà trường về công tác khảo thí.
7. Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về công tác khảo thí của Trường (mỗi học kỳ 1 lần) và báo cáo kết quả cho Hiệu trưởng.
C. Công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng
1. Giúp Hiệu trưởng triển khai thực hiện đường lối, chính sách, các văn bản pháp qui về công tác đảm bảo chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Tham mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện các nội dung về đảm bảo chất lượng giáo dục trong bộ tiêu chí đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, xây dựng và thực hiện tự đánh giá về công tác đảm bảo chất lượng của Nhà trường theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung công việc, tích lũy các tài liệu và minh chứng phục vụ cho công tác tự đánh giá và chương trình kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Chủ trì, phối hợp với Phòng Hành chính- Tổng hợp xây dựng và thực hiện công tác cải cách hành chính, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2008 trong Trường. Hướng dẫn các đơn vị xây dựng các quy trình thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
5. Tham gia các đợt tập huấn hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác đảm bảo chất lượng.
6. Đánh giá rút kinh nghiệm về công tác đảm bảo chất lượng định kỳ 6 tháng 1 lần.
7. Tiến hành các đợt khảo sát điều tra, phục vụ cho công tác đảm bảo chất lượng của Trường.
D. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến chức năng được Hiệu trưởng giao.